Bên cạnh phở hay bánh mì, cơm tấm chính là một trong những đặc sản Việt Nam để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng du khách quốc tế. Sở dĩ gọi cơm tấm là vì nó được nấu từ gạo tấm, tức là hạt gạo bị bể sau khi sàng. Đĩa cơm tấm nóng hổi và thơm ngon nhất phải được ăn kèm với sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la, đồ chua. Đặc biệt không thể thiếu chính là nước mắm pha chua ngọt cùng mỡ hành thơm lừng.
Đầu tiên, nếu như đa phần hạt gạo trong cơm tấm ở Sài Gòn hay nhiều tỉnh thành khác đều là loại hạt to, thì ở Long Xuyên người dân lại thích dùng gạo hạt nhuyễn hơn. Lúc nấu lên, hạt cơm chỉ to bằng một nửa của cơm tấm Sài Gòn. Khi ăn, bạn dễ dàng cảm nhận hương vị thơm, bùi bùi, có vị ngọt nhẹ của gạo quê và dường như tan ra trong đầu lưỡi khi nếm thử.
Không chỉ hạt cơm bé tí, nhiều thành phần khác trong đĩa cơm tấm Long Xuyên đều được cắt nhỏ ra khi thưởng thức. Thay vì để nguyên miếng sườn nướng "siêu to khổng lồ" như trong Sài Gòn, người ta thường thái thịt thật mỏng để dễ cho vào miệng hơn. Ngoài ra, các nguyên liệu khác như bì và trứng kho cũng được cắt nhỏ. Một đĩa hoàn thiện còn có thêm mỡ hành, dưa chua ăn kèm cùng nước mắm.
Ai ăn cơm tấm Long Xuyên rồi đều có nhận xét nó… đỡ ngán hơn phiên bản gốc rất nhiều vì mọi thứ đều "vừa miệng". Điều thú vị là hầu như du khách chỉ có thể thưởng thức món ngon đặc sản này ngay tại Long Xuyên, An Giang chứ ít khi tìm thấy ở các vùng khác. Nếu có dịp đến đây du lịch, bạn nhất định không thể bỏ qua một số quán nổi tiếng như: cơm tấm Cây Điệp, cơm tấm Cô Tư, cơm tấm Tùng, cơm tấm Tám Diệu, quán Cô Tấm..
Nguồn Tổng hợp
Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết khác của chúng tôi tại đây: https://taichinhnhanh.com/dich-vu-rut-tien-mat-uy-tin-tu-the-american-express.html
0 Nhận xét